THỰC TRẠNG MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM *

THỰC TRẠNG MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM *

TS. Huỳnh Văn Sơn

Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

PEDAGOGY UNIVERSITY STUDENTS’ SOFT SKILLS

download

TÓM TẮT

Trong 20 kỹ năng mềm được đưa ra nghiên cứu, sinh viên tự đánh giá mình đạt mức cao ở 18/20 kỹ năng mềm, đạt mức trung bình ở 2/20 kỹ năng mềm. Điểm trung bình chung tự đánh giá của sinh viên là 3,59. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chỉ đánh giá sinh viên đạt mức trung bình ở tất cả 20/20 kỹ năng mềm với điểm trung bình chung là 3,23. Sự khác biệt này chứng tỏ, sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng mềm của mình cao hơn so với giảng viên. Tuy vậy, xuất phát từ thực trạng hoạt động học tập của sinh viên kết hợp với nhận định của cán bộ quản lý, giảng viên và kết quả quan sát có thể nhận định rằng, mức độ kỹ năng mềm của sinh viên nhìn chung còn hạn chế. Trong số 20 kỹ năng mềm mà đề tài đưa ra, sinh viên có thể khá thuần thục ở một vài kỹ năng nhưng đa phần sinh viên còn khó khăn, lúng túng khi thực hành các kỹ năng mềm.

ABSTRACT

Of the 20 soft skills in the survey, students’ self-assess that they peaked at 18/20 of soft skills, an average 2/20 of soft skills. Grade point average of students with self-assessment is 3.59. Meanwhile, management and teaching staff assess that students’ average relative to 20/20 of soft skills with a 3.23 grade point average. This difference shows that students self-assess their soft skills higher than lecturers’. However, from students’ learning activities along with identification of managers, trainers and observations, it can be noted that, the level of soft skills of students is generally not high. Of the 20 soft skills given, students can be quite handy in a few skills but most students still encounter difficulties as they awkward in practicing the soft skills.

Từ khoá: kỹ năng, kỹ năng mềm, kỹ năng mềm của sinh viên, kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sư phạm.

Keywords: skills, soft skills, students’ soft skills, soft skills of the PedagogyUniversity students.

1. Đặt vấn đề

Trước thách thức của thời đại và những đòi hỏi mới của công cuộc hội nhập, kỹ năng mềm đã trở thành hành trang cực kỳ quan trọng. Để tồn tại, phát triển, quản lý và làm chủ công việc và cuộc sống không thể thiếu những kỹ năng mềm. Khi đất nước đang trên đà phát triển và giao lưu hội nhập quốc tế, xã hội đang có sự chuyển biến về những yêu cầu khác nhau đối với công việc, cuốc sống thì kỹ năng mềm của sinh viên ngày nay đang là một vấn đề mang tính thời sự.

Sinh viên Đại học Sư phạm là lực lượng trí thức trẻ sẽ trở thành trụ cột của nền sư phạm quốc gia trong tương lai. Do đó sự ảnh hưởng của sinh viên Đại học Sư phạm lên sự phát triển của xã hội là không thể phủ nhận được. Ngoài những thách thức của thời kỳ hiện đại, sinh viên Đại học Sư phạm còn phải đứng trước một thách thức to lớn: đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà. Do đó, họ phải là những người có đủ “nội lực” để có thể tiếp tục công cuộc đổi mới này và thúc đẩy nó diễn ra một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, sinh viên Đại học Sư phạm phải có rất nhiều kỹ năng quan trọng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, nhiệm vụ giáo dục và nhiệm vụ phát triển nhân cách người học. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành một cách bài bản và toàn diện về kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sư phạm nói chung và sinh viên các trường Đại học Sư phạm nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sư phạm là vấn đề thiết thực và cần thiết cho công tác đào tạo nguồn giáo viên tương lai.

2. Giải quyết vấn đề

Nghiên cứu về thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sư phạm được tiến hành trên 1000 sinh viên tại một số trường Đại học Sư phạm và Khoa Sư phạm của một vài Trường Đại học ở khu vực phía Nam:

+ Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

+ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp.

+ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.

+ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tiền Giang.

+ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Sinh viên Đại học Sư phạm được chọn nghiên cứu là sinh viên chính quy cử nhân Sư phạm học bốn năm liên tục (cụ thể là sinh viên năm thứ hai và thứ ba). Từ đây, sinh viên các Trường Đại học Sư phạm được gọi là sinh viên Đại học Sư phạm.

Trong số 20 kỹ năng mềm mà đề tài đưa ra để khảo sát, có 18 kỹ năng được sinh viên đánh giá ở mức “cao” và chỉ có 02 kỹ năng sinh viên đánh giá là đạt mức “trung bình” (đó là kỹ năng quản lý tài chính và kỹ năng thủ lĩnh nhóm).

Thứ hạng của 20 kỹ năng mềm như sau:

– Năm kỹ năng đứng đầu là: kỹ năng động viên – chia sẻ, kỹ năng tự học và học tập suốt đời, kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời, kỹ năng xây dựng và thể hiện sự tự tin, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội.

Bảng 1. Tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giáo viên về mức độ một số kỹ năng mềm của sinh viên

Stt Kỹ năng Tự đánh giá của SV Đánh giá của giảng viên
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Tự đánh giá 3,52 0,78 3,08 0,76
2 Hoạch định mục tiêu cuộc đời 3,71 0,83 2,98 0,79
3 Quản lý thời gian 3,53 0,87 3,01 0,78
4 Quản lý cảm xúc 3,57 0,88 3,11 0,70
5 Thiết lập quan hệ xã hội 3,65 0,85 3,19 0,73
6 Tư duy sáng tạo 3,61 0,85 3,19 0,86
7 Giải quyết vấn đề 3,64 0,81 3,16 0,75
8 Làm việc nhóm 3,57 0,79 3,43 0,72
9 Thích ứng 3,63 0,79 3,31 0,78
10 Vượt qua áp lực 3,55 0,84 3,12 0,76
11 Thủ lĩnh nhóm 3,18 0,94 3,01 0,83
12 Tư duy tích cực 3,58 0,87 3,36 0,81
13 Xây dựng và thể hiện sự tự tin 3,68 0,83 3,39 0,76
14 Quản lý tài chính 3,49 0,87 3,33 0,94
15 Tìm kiếm và xử lý thông tin 3,58 0,82 3,38 0,87
16 Thuyết trình 3,58 0,85 3,31 0.80
17 Thuyết phục 3,62 0,86 3,21 0,88
18 Tự học và học suốt đời 3,74 0,89 3,16 0,86
19 Động viên và chia sẻ 3,75 0,78 3,50 0,84
20 Tổ chức hoạt động 3,56 0,89 3,28 0,76
Đánh giá chung 3,59 0,54 3,23 0,51


* Trích từ: Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2012 mã số B.2012.16.126, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN

****Đây là bài báo có bản quyền.

Xin liên hệ theo địa chỉ [email protected] để được hướng dẫn chi tiết

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *